Tuần lễ sóng gió: Phiên điều trần của ông Powell và lạm phát ở Mỹ

Kết thúc 1 tuần khởi sắc xanh cho kim loại quý, vàng giữ được mốc trên ngưỡng tâm lý 1800$/ounce và đám đông sẽ hướng đến những sự kiện vô cùng quan trọng trong tuần này.

NHỮNG DỮ LIỆU KINH TẾ QUAN TRỌNG

2 phiên điều trần của chủ tịch FED đi kèm với đó là một loạt những chỉ số kinh tế phản ánh tình hình lạm phát của Mỹ được công bố dự kiến sẽ chiếm trọn "spotlight" và gây những con sóng mạnh trên thị trường vàng. 

Trải qua cuộc họp FOMC đầu tháng 7 vừa qua với không nhiều giọng điệu và chính sách thay đổi, USD đảo chiều giảm trong 2 phiên cuối tuần và Vàng hầu như không phản ứng mạnh mẽ với điều này. Trong phiên điều trần của người đứng đầu Cục dự trữ Liên bang trong tuần này, giới đầu tư kì vọng ông sẽ nói rõ hơn về các kế hoạch thu hẹp tốc độ thu mua trái phiếu, hiện tại là 120 tỉ USD mỗi tháng. Sau khi đưa ra một loạt các tín hiệu ''hawkish'' 1 cách mạnh mẽ và đầy bất ngờ trong tháng trước, thì đến hiện tại mọi thứ đang đều chưa ủng hộ cho việc này diễn ra sớm: Thị trường việc làm có cải thiện nhưng ông Powell có nói rất rõ rằng nó chưa đạt như kì vọng của FED và cần nhiều thời gian hơn nữa thì nó mới quay trở lại được, số lượng người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp vẫn còn tình trạng tăng giảm thiếu ổn định và cuối tuần qua các biến chủng mới của Covid đang kích hoạt tâm lý ''risk-off'' cho toàn thị trường tài chính. 

Dàn trải trong tuần các chỉ số kinh tế quan trọng về lạm phát cũng sẽ được công bố. Chỉ số CPI vào tối thứ 3, PPI vào tối thứ 4 và doanh số bán lẻ vào tối thứ 6 sẽ là những dữ kiện quan trọng để giới đầu tư có thể đánh giá về tình trạng của nền kinh tế số 1 thế giới, dự đoán mức độ cứng rắn của ông Powell đối với các chính sách hiện tại. Ngoài ra, số lượng người xin trợ cấp thất nghiệp cũng được công bố trong tối thứ 5 sẽ cho cái nhìn tổng quát về tình hình lao động việc làm. Có thể thấy rằng tuần giao dịch này dự kiến sẽ là 1 khoảng thời gian nhiều sóng gió. 

Về các đồng tiền khác, ngân hàng trung ương New Zealand, Canada và Nhật Bản sẽ công bố chính sách của mình. Rất nhiều dự đoán về việc RBNZ sẽ tăng lãi suất trong tháng 11 và cắt giảm QE, chúng ta sẽ cùng chờ những lộ trình cụ thể hơn. Trong khi đó ở bên kia bán cầu, với việc thị trường lao động được cải thiện thì nhiều dự đoán cũng cho rằng BOC sẽ đưa ra những chính sách giảm QE, Kiwi và Loonie được dự báo sẽ tăng trong tuần này. Ngược lại, BOJ dự kiến sẽ không thay đổi những chính sách nới lỏng hiện tại, mà tập trung thay đổi các dự báo tăng trưởng của mình. Dữ liệu CPI của Vương quốc Anh và dữ liệu việc làm của Úc sẽ là điều cần chú ý đối với các nhà giao dịch GBP và AUD. 

DỊCH BỆNH QUAY TRỞ LẠI ĐANG LÀ MỐI LO TOÀN CẦU 

Như đã nói ở trên, tâm lỹ ''risk-off'' đã được kích hoạt và chi phối trên các thị trường tài chính trong tuần qua. Nguyên nhân đến từ những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid19 đang diễn ra với biến chủng Delta mới nhất đe dọa đến những quyết định mở cửa lại nền kinh tế của những quốc gia hàng đầu. 

Biên bản FOMC vừa qua cho cho thấy những thái độ cứng rắn hơn của FED, thị trường việc làm và ổn định giá cả hàng hóa là điều mà ngân hàng trung ương Mỹ hướng đến vào lúc này. Biến chủng Delta mới sẽ đe dọa nền kinh tế toàn cầu, nó sẽ làm cho các chính sách nới lỏng vẫn còn phải được duy trì trong 1 thời gian dài hơn và lộ trình tăng lãi suất chắc chắn sẽ phải xem xét lại. Và điều này tốt cho những người đang nắm giữ vàng. 

Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ sẽ được đưa ra đấu giá trong tuần này, với 2 kì hạn 10 năm và 30 năm. Lợi suất trái phiếu kì hạn 10 năm đã từng có thời điểm rơi xuống mức đáy trong vòng 5 tháng trong tuần vừa qua, hiện tại đang ở mức 1.35%. Lợi suất trái phiếu cùng đồng bạc xanh mất giá trong tuần này sẽ tạo điều kiện cho kim loại quý lấy lại vị thế một cách mạnh mẽ hơn.

Các quỹ ETFs toàn cầu đang cho thấy sự thận trọng, nhưng nhóm Money Manger đã mua vào tới hơn 60 tấn trong tuần qua. 

Tâm lí ''risk-off'', lạm phát, đồng bạc xanh, cùng chờ xem Vàng tuần này liệu sẽ có được cất cánh?

(Thực chiến giao dịch hàng ngày tại ZALO)