Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/11, hợp đồng dầu Brent lùi 50 xu (tương đương 0.68%) xuống 72.81 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI mất 52 xu (tương đương 0.75%) còn 68.87 USD/thùng.
Dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ dầu thô và xăng của Mỹ tăng mạnh hơn dự báo trong tuần trước, qua đó gây áp lực lên giá dầu.
Góp phần làm tăng nguồn cung, Equinor của Na Uy cho biết đã khôi phục toàn bộ công suất sản xuất tại mỏ dầu Johan Sverdrup ở Biển Bắc sau sự cố mất điện.
Nhu cầu suy yếu tại quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới vẫn tiếp diễn, với các thông báo kích thích kinh tế của Trung Quốc không thể thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu dầu trong ngắn hạn.
Xung đột giữa Nga và Ukraine cùng với lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung dầu trong tương lai đã giúp duy trì mức giá sàn, bù đắp ở một mức độ nào đó lo ngại về triển vọng nhu cầu toàn cầu.
Nguồn cung toàn cầu có thể trở nên khan hiếm hơn nữa, với việc OPEC+ có khả năng sẽ đẩy lùi việc tăng sản lượng một lần nữa khi nhóm họp vào ngày 01/12 do nhu cầu toàn cầu suy yếu.
Lịch kinh tế
Tiêu điểm nhận định
1.
2.
3.
Nhận định xu hướng giá vàng ngày 19/11
- 19/11/2024
4.
5.
Nhận định thị trường - forex, gold 15/11
- 15/11/2024