Giá dầu tăng vào ngày thứ Năm (16/3), khép lại chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp, sau khi có báo cáo rằng Ả-rập Xê-út và Nga đã gặp nhau để thảo luận về cách tăng cường sự ổn định của thị trường.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng dầu Brent tiến 1.37 USD (tương đương 1%) lên 74.70 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI công 74 xu (tương đương 1.1%) lên 68.35 USD/thùng.
Truyền thông nhà nước Ả-rập Xê-út đưa tin rằng Bộ trưởng năng lượng nước này, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman, và Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak đã gặp nhau tại thủ đô của Ả-rập Xê-út để thảo luận về những nỗ lực của nhóm OPEC+ nhằm duy trì sự cân bằng thị trường.
Cả 2 quốc gia vẫn cam kết với quyết định của OPEC+ hồi tháng 10 năm ngoái về việc cắt giảm mục tiêu sản lượng 2 triệu thùng/ngày cho đến cuối năm 2023, báo cáo nêu rõ.
John Kilduff, Đối tác tại Again Capital, nhận định: “Thông tin đó đã vực dậy những nhà đầu cơ giá lên trên thị trường, và đó là điều đã được dự đoán trước với đợt bán tháo mà chúng ta đã chứng kiến trong vài phiên vừa qua”.
Vào đầu phiên ngày thứ Năm, cả 2 hợp đồng dầu đều giảm hơn 1 USD/thùng xuống gần mức đáy 15 tháng. Vào ngày thứ Tư (15/3), dầu WTI rớt mốc 70 USD/thùng lần đầu tiên kể từ ngày 20/12/2021.
Giá dầu cũng được hỗ trợ bởi sự phục hồi rộng rãi hơn trên thị trường tài chính sau khi Credit Suisse được các nhà quản lý Thuỵ Sĩ cứu cánh, và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đảm bảo với các nhà lập pháp rằng hệ thống ngân hàng Mỹ vẫn hoạt động tốt.
Đồng USD suy yếu vào ngày thứ Năm, làm dầu trở nên ít đắt đỏ hơn đối với người nắm giữ những đồng tiền khác và thúc đẩy nhu cầu.
Cả Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) trong tuần này đều dự báo nhu cầu dầu mạnh mẽ, tuy nhiên, những lo ngại về tình trạng dư cũng tiếp tục gây áp lực lên thị trường.
IEA cho biết dự trữ dầu thương mại ở các quốc gia OECD (Tổ chức Hộ tác và Phát triển Kinh tế) đã đặt mức cao nhất trong 18 tháng, trong khi sản lượng dầu tại Nga trong tháng 2 ở gần mức đã đăng ký trước cuộc xung đột Ukraine, bất chấp các lệnh trừng phạt đối với hoạt động xuất khẩu bằng đường biển của nước này.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) quyết định nâng lãi suất như dự báo cũng gây áp lực lên giá dầu.
Giao dịch dầu tiếp tục bị biến động, đặc biệt nếu các ngân hàng trung ương khác kiên trì với việc nâng lãi suất.
Lịch kinh tế
Tiêu điểm nhận định
1.
2.
Nhận định xu hướng giá vàng ngày 25/11
- 25/11/2024
3.
Nhận định xu hướng cặp AUDUSD ngày 22/11
- 22/11/2024
4.
Nhận định xu hướng giá vàng ngày 21/11
- 21/11/2024