Giá dầu giảm vào ngày thứ Hai (10/4) sau khi tăng 3 tuần liên tiếp, do lo ngại về khả năng Fed nâng lãi suất có thể kìm hãm nhu cầu dầu.
Đồng USD tăng sau khi dữ liệu việc làm của Mỹ cho thấy thị trường lao động thắt chặt, làm tăng kỳ vọng về một đợt nâng lãi suất khác của Fed. Đồng USD mạnh hơn làm dầu trở nên đắt đỏ hơn đối với người nắm giữ những đồng tiền khác và có thể gây áp lực lên nhu cầu dầu.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng dầu Brent lùi 96 xu (tương đương 0.2%) xuống 84.58 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI mất 94 xu (tương đương 0.1%) còn 79.74 USD/thùng. Cả 2 hợp đồng dầu đều giảm hơn 1 USD vào đầu phiên.
Jim Ritterbusch, Chủ tịch của Ritterbusch and Associates, nhận định: “Chúng tôi cho rằng giao dịch trong tuần này sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi dữ liệu lạm phát được thể hiện bởi chỉ số CPI công bố vào ngày 12/4 và chỉ số PPI công bố vào ngày 13/4, có khả năng sẽ làm hồi sinh bóng ma về lãi suất cao hơn có thể củng cố đồng USD mạnh hơn”.
Giá dầu thô vào tuần trước đã vọt hơn 6% sau khi OPEC+, gồm Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh bao gồm Nga, gây bất ngờ cho thị trường với một đợt cắt giảm sản lượng mới bắt đầu vào tháng 5/2023.
Giá dầu cũng nhận được hỗ trợ từ việc dự trữ dầu thô tại Mỹ giảm mạnh hơn dự báo trong tuần trước, cũng như dự trữ xăng và các sản phẩm chưng cất cũng giảm, cho thấy nhu cầu gia tăng.
Trên thị trường tài chính toàn cầu, báo cáo lạm phát của Mỹ dự kiến công bố vào ngày 12/4 có thể giúp các nhà đầu tư đánh giá chiến lược lãi suất trong ngắn hạn.
Lịch kinh tế
Tiêu điểm nhận định
1.
2.
Nhận định xu hướng giá vàng ngày 25/11
- 25/11/2024
3.
Nhận định xu hướng cặp AUDUSD ngày 22/11
- 22/11/2024
4.
Nhận định xu hướng giá vàng ngày 21/11
- 21/11/2024