Giá dầu giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 2 tuần vào ngày thứ Tư (22/02), khi nhà đầu tư lo ngại rằng dữ liệu kinh tế gần đây sẽ đồng nghĩa với việc các ngân hàng trung ương nâng lãi suất quyết liệt hơn, gây áp lực lên tăng trưởng kinh tế và nhu cầu nhiên liệu.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, hợp đồng dầu Brent lùi 2.45 USD (tương đương 3%) xuống 80.60 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI mất 2.41 USD (tương đương 3%) còn 74.05 USD/thùng.
Cả 2 hợp đồng dầu đều khép phiên tại mức thấp nhất kể từ ngày 03/02/2023.
Biên bản cuộc họp gần nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho thấy đa số các quan chức Fed đồng ý rằng rủi ro lạm phát cao vẫn là “yếu tố chính” định hình chính sách tiền tệ và đảm bảo việc tiếp tục nâng lãi suất cho đến khi kiểm soát được lạm phát.
Chuyên gia phân tích Giovanni Staunovo của UBS nhận định: “Mặc dù dữ liệu kinh tế Mỹ tốt hơn nghĩa là nhu cầu dầu tốt hơn, nhưng mối lo ngại là điều này buộc Fed phải thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa để kiểm soát lạm phát. Điều này cũng hỗ trợ đồng USD, vốn không tích cực đối với dầu mỏ”.
Chỉ số đồng USD tăng phiên thứ 2 liên tiếp, làm dầu trở nên đắt đỏ hơn đối với người nắm giữ những đồng tiền khác.
Tuy nhiên, các báo cáo kinh tế khác của Mỹ cho thấy một số dấu hiệu đáng lo ngại đối với quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới. Doanh số bán nhà ở hiện tại trong tháng 1/2023 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10/2010.
Theo một cuộc thăm dò của Reuters, dự trữ dầu thô tại Mỹ được dự báo tăng 2.1 triệu thùng trong tuần trước, và đã tăng trong khoảng 2 tháng qua.
Nhu cầu dầu thô theo mùa cũng thấp hơn khi các nhà máy lọc dầu lớn của Mỹ đang trong mùa bảo dưỡng.
Lịch kinh tế
Tiêu điểm nhận định
1.
2.
Nhận định xu hướng giá vàng ngày 26/11
- 26/11/2024
3.
Nhận định xu hướng giá vàng ngày 25/11
- 25/11/2024
4.
Nhận định xu hướng cặp AUDUSD ngày 22/11
- 22/11/2024
5.
Nhận định xu hướng giá vàng ngày 21/11
- 21/11/2024