Dầu WTI vượt 86 USD/thùng khi căng thẳng ở Trung Đông tiếp tục leo thang

Kết thúc phiên giao dịch ngày 04/04, hợp đồng dầu WTI tiến 1.16 USD (tương đương 1.36%) lên 86.59 USD/thùng. Hợp đồng dầu Brent cộng 1.30 USD (tương đương 1.45%) lên 90.65 USD/thùng. Đây là mức đóng cửa cao nhất của cả 2 hợp đồng kể từ ngày 20/10/2023. Tờ Jerusalem Post đưa tin các đại sứ quán Israel đã được đặt trong tình trạng báo động cao sau khi Iran tuyên bố đáp trả vụ tấn công vào lãnh sự quán nước này ở Damascus hồi đầu tuần. Giá dầu đã nhảy vọt trong năm nay, ghi nhận 3 tháng tăng liên tiếp, với dầu WTI leo dốc gần 21%, còn dầu Brent vọt 18%. Đà tăng của giá dầu được thúc đẩy bởi căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông và Đông Âu cũng như thị trường dầu thô toàn cầu đang thắt chặt. Căng thẳng leo tháng giữa thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) Iran và Israel đã làm tăng lo ngại mới về một cuộc xung đột ở Trung Đông có thể siết chặt nguồn cung dầu. Tuy nhiên, John Kilduff, Đối tác sáng lập Again Capital, cho biết các cuộc tấn công của Ukraine vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Nga mới là điều thực sự ảnh hưởng đến giá dầu. Theo Bank of America, thị trường dầu toàn cầu cũng được dự báo sẽ thâm hụt 450,000 thùng/ngày trong quý 2 do nhu cầu ngày càng tăng, trong khi dự trữ toàn cầu giảm do các thành viên OPEC+ tự nguyện cắt giảm sản lượng.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 04/04, hợp đồng dầu WTI tiến 1.16 USD (tương đương 1.36%) lên 86.59 USD/thùng. Hợp đồng dầu Brent cộng 1.30 USD (tương đương 1.45%) lên 90.65 USD/thùng. Đây là mức đóng cửa cao nhất của cả 2 hợp đồng kể từ ngày 20/10/2023.

Tờ Jerusalem Post đưa tin các đại sứ quán Israel đã được đặt trong tình trạng báo động cao sau khi Iran tuyên bố đáp trả vụ tấn công vào lãnh sự quán nước này ở Damascus hồi đầu tuần.

Giá dầu đã nhảy vọt trong năm nay, ghi nhận 3 tháng tăng liên tiếp, với dầu WTI leo dốc gần 21%, còn dầu Brent vọt 18%. Đà tăng của giá dầu được thúc đẩy bởi căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông và Đông Âu cũng như thị trường dầu thô toàn cầu đang thắt chặt.

Căng thẳng leo tháng giữa thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) Iran và Israel đã làm tăng lo ngại mới về một cuộc xung đột ở Trung Đông có thể siết chặt nguồn cung dầu. Tuy nhiên, John Kilduff, Đối tác sáng lập Again Capital, cho biết các cuộc tấn công của Ukraine vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Nga mới là điều thực sự ảnh hưởng đến giá dầu.

Theo Bank of America, thị trường dầu toàn cầu cũng được dự báo sẽ thâm hụt 450,000 thùng/ngày trong quý 2 do nhu cầu ngày càng tăng, trong khi dự trữ toàn cầu giảm do các thành viên OPEC+ tự nguyện cắt giảm sản lượng.