Chỉ số Bloomberg Asia Dollar Index giảm 0.1% trong ngày 27/06 và xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2022. Diễn biến tiêu cực xảy ra sau khi đồng Peso của Philippines và đồng Rupee của Ấn Độ đóng cửa gần mức thấp kỷ lục vào ngày hôm trước, trong khi đồng Won của Hàn Quốc đóng cửa gần mức quan trọng 1,400 đổi 1 USD.
Đồng USD mạnh lên đang gây ra nhiều khó khăn ở châu Á trong năm nay, gây áp lực lên các ngân hàng trung ương và buộc họ phải tăng cường bảo vệ đồng nội tệ. Các trader đang theo dõi liệu các nhà chức trách Nhật Bản có can thiệp hay không, trong khi các nhà hoạch định chính sách ở Ấn Độ, Việt Nam và Indonesia đều đã can thiệp vào thị trường.
"Môi trường lãi suất cao kéo dài của Mỹ đang làm suy yếu hy vọng phục hồi của các đồng tiền châu Á”, Christopher Wong, Chiến lược gia FX tại Oversea-Chinese Banking Corp. ở Singapore cho biết. "Và bây giờ những lo ngại đang chất chồng lên khi đồng Nhân dân tệ và đồng Yên yếu đi. Các NHTW có thể phải sử dụng đến các biện pháp can thiệp mạnh hơn để làm dịu sự biến động”.
Chỉ số theo dõi đồng USD của Bloomberg đã tăng gần 5% kể từ cuối tháng 12/2023 khi các quan chức Fed ra tín hiệu hoãn việc cắt giảm lãi suất cho đến khi có bằng chứng cho thấy lạm phát đang giảm xuống mục tiêu 2%.
Sự yếu đi của đồng Nhân dân tệ cũng đã góp phần vào sự giảm sút hơn 3% của Chỉ số Bloomberg Asia Dollar Index trong năm nay. Đồng tiền của Trung Quốc đã giảm hơn 2% từ đầu năm 2024.
Đồng Yên và Nhân dân tệ có khả năng gây ra tác động lan tỏa lên các đồng tiền trong khu vực, đặc biệt là đồng Won và đồng TWD, Alvin Tan, Chiến lược gia tại RBC Capital Markets ở Singapore cho biết.
Các đồng tiền thị trường mới nổi khác cũng không thoát khỏi “nanh vuốt” của đồng USD, trong đó đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ và đồng Real của Brazil giảm hơn 10% trong năm nay.
Lịch kinh tế
Tiêu điểm nhận định
1.
2.
Nhận định xu hướng giá vàng ngày 21/11
- 21/11/2024
3.
4.
Nhận định xu hướng giá vàng ngày 19/11
- 19/11/2024