"Thị trường đang đúng", bà Mester khẳng định khi đề cập đến khả năng Fed sẽ thực hiện ít đợt cắt giảm lãi suất hơn so với dự báo trước đó. Đây là một thay đổi đáng kể so với kỳ vọng ban đầu về 4 đợt giảm lãi suất trong năm 2025.
Yếu tố then chốt dẫn đến sự thay đổi này chính là các đề xuất chính sách thương mại của Trump. Tân Tổng thống đắc cử đã cam kết áp dụng mức thuế từ 10% đến 20% đối với mọi mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ, đặc biệt là mức thuế cao ngất ngưởng 60% đến 100% cho hàng hóa Trung Quốc. Đề xuất này được xem như một động thái mạnh tay nhằm tăng cường cuộc chiến thương mại đã khởi động từ nhiệm kỳ đầu của ông.
Theo nhiều chuyên gia, các chính sách này sẽ thúc đẩy mạnh lạm phát và cản bước Fed giảm mạnh lãi suất.
Thị trường tài chính đã nhanh chóng phản ứng trước những tín hiệu này. Theo khảo sát của Reuters, các nhà đầu tư hiện dự báo Fed sẽ cắt giảm lãi suất 1 điểm phần trăm trong nửa đầu năm 2025, sau đó là một đợt giảm 0,25 điểm trong nửa cuối năm. Nếu kế hoạch này thành hiện thực, lãi suất quỹ liên bang có thể chạm mức 3% đến 3.25% vào cuối năm 2025.
Bà Mester cũng dự kiến số đợt cắt giảm năm tới sẽ ít hơn bốn lần, mặc dù bà cho rằng vẫn có khả năng ngân hàng sẽ cắt giảm tại cuộc họp tháng 12 tới.
Tuy nhiên, bức tranh chính sách của chính quyền Trump không chỉ dừng lại ở vấn đề thuế quan. Bà Mester chỉ ra rằng còn có ba yếu tố quan trọng khác cần theo dõi: chính sách nhập cư, cải cách thuế và chi tiêu công. "Tất cả những yếu tố này đều có thể tác động đến triển vọng kinh tế Mỹ", bà nhận định.
Cuộc họp Fed tháng 12 tới được xem như một cột mốc quan trọng. Tại đây, các nhà hoạch định chính sách sẽ đưa ra "cái nhìn đầu tiên" về tác động của các đề xuất từ chính quyền Trump đối với dự báo kinh tế. Tuy nhiên, bức tranh đầy đủ về gói chính sách tài khóa và ảnh hưởng của nó lên chính sách tiền tệ sẽ chỉ rõ ràng hơn vào đầu năm sau.
Trong khi đó, lo ngại về một cuộc chiến thương mại mới đang lan rộng trong cộng đồng quốc tế. Olli Rehn, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Phần Lan kiêm thành viên Hội đồng Quản trị Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), đã không giấu được sự lo ngại. "Các mức thuế nhập khẩu đáng kể đang được đề xuất có thể có những tác động bất lợi nghiêm trọng đối với nền kinh tế toàn cầu", ông cảnh báo trong phiên thảo luận của UBS.
Bài học từ năm 2018 vẫn còn nguyên giá trị. Khi đó, châu Âu đã không được chuẩn bị đầy đủ để đối phó với làn sóng thuế quan từ chính quyền Trump. Rehn khẳng định lần này sẽ khác, nói rằng “nếu một cuộc chiến thương mại mới nổ ra, Liên minh Châu Âu phải sẵn sàng các phương án đối phó".
Lịch kinh tế
Tiêu điểm nhận định
1.
2.
Nhận định xu hướng giá vàng ngày 13/11
- 13/11/2024
3.
PHÂN TÍCH NHẬN ĐỊNH FOREX 12/11/2024
- 12/11/2024
4.
Nhận định xu hướng cặp USDCHF ngày 12/11
- 12/11/2024