Giá dầu nhuốm sắc đỏ trong ngày 21/12 sau khi Angola cho biết sẽ rời Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Điều này làm dấy lên hoài nghi về các nỗ lực cắt giảm sản lượng của nhóm OPEC.
Khép phiên 21/12, hợp đồng dầu Brent tương lai giảm 31 xu về 79.39 USD/thùng, còn dầu WTI hạ 33 xu về 73.89 USD/thùng.
Trước đó trong phiên, cả hai hợp đồng này đều giảm hơn 1 USD sau khi Angola nói đến ý định rời khỏi OPEC.
Bộ trưởng Dầu mỏ Angola Diamantino Azevedo cho biết việc tham gia OPEC không mang lại lợi ích cho đất nước họ. Vài tháng gần đây, OPEC với sự dẫn dắt của Ả-rập Xê-út đã kêu gọi cắt giảm sản lượng sâu hơn để thúc đẩy giá dầu.
“Có vẻ như OPEC đang thua trong cuộc chiến thúc đẩy giá dầu”, Matt Smith, Chuyên gia tại công ty theo dõi hoạt động vận tải Kpler, chia sẻ. Ông lưu ý các nhà sản xuất bên ngoài như Mỹ sẽ tăng sản lượng để khoá lấp khoảng trống về nguồn cung.
Angola sản xuất khoảng 1.1 triệu thùng/ngày, trong khi OPEC sản xuất 28 triệu thùng/ngày.
Việc Angola rời đi cũng làm dấy lên câu hỏi về sự gắn kết và định hướng của OPEC, mặc dù đây là một trong những nhà sản xuất trong nhóm và sự rời đi của Angola có thể tác động hạn chế tới nguồn cung, ông Smith chia sẻ.
Tại cuộc họp tháng 11/2023, Angola phản đối quyết định giảm hạn ngạch sản xuất năm 2024 để thúc đẩy giá dầu.
Trong một diễn biến khác, Cơ quan thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cũng cho biết sản lượng dầu thô của Mỹ tăng lên mức kỷ lục 13.3 triệu thùng/ngày trong tuần trước. Kỷ lục trước đó là 13.2 triệu thùng/ngày.
Dự trữ xăng tại Mỹ tăng thêm 2.7 triệu thùng trong cùng giai đoạn, lên mức 226.7 triệu thùng, EIA cho biết. Con số này cũng cao hơn mức kỳ vọng 1.2 triệu thùng của các chuyên viên phân tích.
Lịch kinh tế
Tiêu điểm nhận định
1.
2.
Nhận định xu hướng cặp AUDUSD ngày 22/11
- 22/11/2024
3.
Nhận định xu hướng giá vàng ngày 21/11
- 21/11/2024
4.
5.
Nhận định xu hướng giá vàng ngày 19/11
- 19/11/2024