Giá xăng dầu hôm nay 12/1: Tăng mạnh hơn 3% nhờ triển vọng kinh tế thế giới lạc quan

Trên thị trường thế giới, giá vàng tăng mạnh trong phiên giao dịch sáng sớm nay lên cao nhất trong một tuần nhờ hy vọng về sự cải thiện của triển vọng kinh tế thế giới và lo ngại về tác động của các lệnh trừng phát đối với sản xuất dầu thô Nga làm lu mờ sự kiện tồn kho dầu thô tại Mỹ tăng.

Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 3,39% lên 77,66 USD/thùng vào lúc 3h48 (giờ Việt Nam), trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 3 tăng 3,48% lên 82,88 USD/thùng. 

Giá dầu thô tăng 3% trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (11/1) lên cao nhất một tuần nhờ hy vọng về sự cải thiện của triển vọng kinh tế thế giới và lo ngại về tác động của các lệnh trừng phát đối với sản xuất dầu thô Nga làm lu mờ sự kiện tồn kho dầu thô tại Mỹ tăng. 

Chốt phiên giao dịch, giá dầu Brent giao sau tăng 3,1% lên 82,56 USD/thùng, trong khi dầu thô WTI  của Mỹ tăng 3,1% lên 77,45 USD/thùng.

Cả hai loại dầu đều kết thúc ngày ở mức cao nhất kể từ ngày 30/12 với dầu WTI tăng ngày thứ 5 liên tiếp lần đầu tiên kể từ tháng 10/2022 và dầu Brent tăng ngày thứ 3 liên tiếp lần đầu tiên kể từ tháng 12/2022.

Chứng khoán toàn cầu tăng với hy vọng rằng số liệu lạm phát và thu nhập của Mỹ, dự kiến được công bố vào thứ Năm (12/1), cho thấy một nền kinh tế có khả năng phục hồi và tốc độ tăng lãi suất chậm hơn.

Các nhà phân tích cho biết nếu lạm phát thấp hơn kỳ vọng, điều đó sẽ khiến đồng USD giảm giá, theo đó có thể thúc đẩy nhu cầu dầu vì nó làm cho hàng hóa rẻ hơn đối với những người mua nắm giữ các loại tiền tệ khác.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ tăng lãi suất mục tiêu lần cuối tại cuộc họ chính sách ngày 31/1 đến ngày 1/2, nâng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản lên phạm vi 4,75 - 5,00%.

Phần lớn sự lạc quan của thị trường là do nhà nhập khẩu dầu mỏ hàng đầu - Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế sau khi kết thúc các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt do COVID-19.

Theo ông Craig Erlam, nhà phân tích thị trường cấp cao của OANDA ở London, Trung Quốc có thể phục hồi mạnh mẽ, đặc biệt nếu được hỗ trợ bởi các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Các ngân hàng trung ương có thể phát hiện ra rằng họ có khả năng giảm lãi suất nếu lạm phát giảm đáng kể và các nền kinh tế đang suy thoái.

Ở một diễn biến khác, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ dầu thô đã tăng 19,0 triệu thùng trong tuần trước, mức tăng hàng tuần lớn thứ ba từ trước đến nay và cao nhất kể từ khi dự trữ tăng kỷ lục 21,6 triệu thùng vào tháng 2/2021.

Mức tăng vào tuần trước là do các nhà máy lọc dầu hoạt động chậm lại khôi phục sản xuất sau khi ngừng hoạt động vì một đợt bão tuyết xảy ra vào cuối năm 2022.

(Theo Reuters)