Tham khảo thông tin về nhóm tín hiệu VIP của Invest318

Giá xăng dầu hôm nay 13/10: Giảm phiên thứ 3 trong tuần vì lo ngại suy thoái kinh tế

Trên thị trường thế giới, giá dầu thô tiếp tục suy yếu trong phiên giao dịch sáng nay sau khi xác lập 3 phiên giảm liên tiếp vào hôm trước, vì lo ngại về nhu cầu triển vọng các ngân hàng trung ương lớn tiếp tục nâng lãi suất cao hơn.

Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 0,02% xuống 87,25 USD/thùng vào lúc 7h02 (giờ Việt Nam) ngày 13/10. Giá dầu thô Brent giao tháng 12 giảm 0,05% xuống 92,46 USD/thùng. 

Giá dầu giảm phiên thứ ba liên tiếp trong ngày thứ Tư (12/10),vì lo ngại về nhu cầu triển vọng các ngân hàng trung ương lớn tiếp tục nâng lãi suất cao hơn. 

Cả OPEC và Bộ Năng lượng Mỹ đều hạ triển vọng nhu cầu.

Tuần trước, cùng với các đồng minh gồm cả Nga, OPEC đã giúp giá dầu tăng khi đồng ý giảm nguồn cung 2 triệu thùng/ngày.

Chốt phiên giao dịch, giá dầu thô Brent giao sau giảm 2% xuống 92,45 USD, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 2,3% xuống 87,27 USD/thùng.

Cùng ngày, OPEC đã hạ triển vọng tăng trưởng nhu cầu trong năm nay 460.000 - 2,64 triệu thùng/ngày, với lý do là việc triển khai một lần nữa của các biện pháp ngăn chặn COVID-19 tại Trung Quốc và lạm phát cao.

“Nền kinh tế thế giới đã bước vào thời kỳ đầy bất ổn và thách thức gia tăng",OPEC cho biết trong báo cáo hàng tháng.

Bộ Năng lượng Mỹ cũng đã hạ kỳ vọng của mình đối với cả sản xuất và nhu cầu ở nền kinh tế hàng đầu thế giới và trên toàn cầu.

Hiện tại, mức tiêu thụ của Mỹ chỉ tăng 0,9% trong năm 2023, giảm so với dự báo trước đó là tăng 1,7%. Trên thế giới, bộ cho biết mức tiêu thụ chỉ tăng 1,5%, giảm so với dự báo trước đó là tăng trưởng 2%, theo Reuters.

Thị trường năng lượng cũng đang chịu áp lực từ đồng USD mạnh. Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cam kết tiếp tục tăng lãi suất để ngăn chặn lạm phát cao đã thúc đẩy lợi suất, khiến đồng tiền của Mỹ trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Hôm 12/10, Chủ tịch Fed tại Minneapolis, Neel Kashkari, cho biết ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục duy trì lộ trình hiện tại vì họ chưa thấy nhiều bằng chứng cho thấy lạm phát cơ bản đã dịu đi. 

Lạm phát ở cấp độ nhà sản xuất của Mỹ đã làm dấy lên lo ngại khi giá bán buôn tăng hơn dự đoán. Đồng đô la mạnh hơn làm cho hàng hóa bằng USD trở nên đắt hơn đối với những người mua bằng các loại tiền tệ khác và có xu hướng gây áp lực lên dầu và các tài sản rủi ro khác. 

(Theo Reuters)

Chia sẻ: