Tham khảo thông tin về nhóm tín hiệu VIP của Invest318

Giá xăng dầu hôm nay 21/11: Biến động trái chiều trong phiên đầu tuần

Trên thị trường thế giới, giá dầu thô biến động trái chiều trong phiên giao dịch sáng nay trong bối cảnh đồng USD suy yếu hỗ trợ dầu thô, nhưng lo ngại về nhu cầu tại Trung Quốc gây áp lực lên thị trường.

Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 0,1% xuống 80,03 USD/thùng vào lúc 7h21 (giờ Việt Nam) ngày 21/11. Trong khi, giá dầu thô Brent giao tháng 1 tăng 0,09% lên 87,7 USD/thùng. 

Giá dầu biến động trái chiều trong phiên giao dịch sáng ngày thứ Hai (21/11) trong bối cảnh đồng USD suy yếu hỗ trợ dầu thô, nhưng lo ngại về nhu cầu tại Trung Quốc gây áp lực lên thị trường.  

Đồng USD giảm nhẹ, giúp dầu thô trở nên hấp dẫn hơn đối với người mua bằng ngoại tệ khác. Tại thời điểm khảo sát, chỉ số USD Index giảm 0,04% xuống 106,78.

Tuy nhiên, lo ngại về nhu cầu tại Trung Quốc và những tín hiệu bảo thủ mới từ quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã kìm hãm thị trường.

Tuần trước, những sự kiến này đã khiến giá dầu giảm 3 mạnh ba phiên liên tiếp, với dầu thô Brent xuyên thủng mốc 90 USD/thùng. Giá dầu thô Brent và dầu WTI của Mỹ lần lượt giảm khoảng 9% và 10% trong tuần. 

Ông Craig Erlam, nhà phân tích tại nền tảng giao dịch trực tuyến OANDA, nhận định giá dầu đang tiếp tục giảm trong bối cảnh triển vọng kinh tế ngày càng ảm đạm và số ca mắc COVID-19 gia tăng ở Trung Quốc có nguy cơ gây ra các hạn chế và phong tỏa hơn nữa, đe dọa nhu cầu tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Với việc dầu Brent đã giảm xuống dưới mốc tâm lý 90 USD, ông Erlam cho rằng điều này sẽ thử thách sự kiên nhẫn của OPEC+. Liên minh sản xuất dầu mỏ toàn cầu đã quyết định từ tháng này giảm 2 triệu thùng/ngày từ sản lượng chung của 23 quốc gia thành viên.

Ông Erlam lưu ý rằng OPEC+ đã bị chính quyền Tổng thống Biden và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), cơ quan đại diện cho các nước tiêu thụ dầu mỏ, chỉ trích gay gắt về việc giảm sản lượng - nhưng những nỗ lực của liên minh này chẳng mang lại kết quả gì trong việc hỗ trợ giá.  

Động cơ của OPEC+ là để bù đắp những lo lắng ngày càng gia tăng về nhu cầu dầu trong những tháng gần đây khi các nền kinh tế toàn cầu phát đi tín hiệu suy thoái do lạm phát leo thang sau hậu quả của đại dịch.

Giá dầu thô đạt mức cao nhất trong 14 năm vào tháng 3, với dầu Brent tiến gần 140 USD và WTI vượt 130 USD. Tuy nhiên, đến tháng 9, dầu Brent đã giảm xuống còn khoảng 82 USD và dầu WTI còn khoảng 76 USD.

(Theo Investing)

Chia sẻ: