Tham khảo thông tin về nhóm tín hiệu VIP của Invest318

Giá xăng dầu hôm nay 27/7: Đảo chiều, tăng trở lại

Trên thị trường thế giới, giá dầu thô tăng trong phiên giao dịch sáng nay sau khi giảm vào phiên trước, vì các nhà đầu tư lo ngại về sự sụt giảm của niềm tin người tiêu dùng và chờ đợi một đợt giải phóng 20 triệu thùng dầu nữa từ kho dự trữ chiến lược của Mỹ.

Giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 0,75% lên 95,69 USD/thùng vào lúc 7h16 (giờ Việt Nam) ngày 27/7. Giá dầu thô Brent giao tháng 10 cũng tăng 0,12% lên 99,84 USD/thùng. 

Giá dầu thô đảo chiều đà tăng đầu phiên và giảm trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (26/7),vì các nhà đầu tư lo ngại về sự sụt giảm của niềm tin người tiêu dùng và chờ đợi một đợt giải phóng 20 triệu thùng dầu nữa từ kho dự trữ chiến lược của Mỹ (SPR). 

Chốt phiên giao dịch, giá dầu thô Brent giảm 0,7% xuống 104,4 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI của Mỹ giảm 1,8% xuống 94,98.

Chính quyền Tổng thống Joe Biden cho biết họ sẽ bán thêm 20 triệu thùng dầu thô từ kho SPR như một phần của kế hoạch trước đó nhằm làm dịu giá dầu đã leo thang kể từ khi Nga tấn công Ukraine vào tháng 2, và phục hồi nhu cầu vốn đã giảm trong thời kỳ đại dịch. 

Hồi cuối tháng 3, chính quyền Washington cho biết họ sẽ giải phóng kỷ lục 1 triệu thùng dầu thô từ SPR mỗi ngày trong 6 tháng.

Ông John Kilduff, đối tác của Again Capital LLC ở New York, cho hay thị trường phản ứng với những thông báo về SPR này và đã kìm hãm đà tăng ở một mức độ nào đó.

Trong khi niềm tin của người tiêu dùng Mỹ giảm xuống mức thấp nhất gần một năm rưỡi vào tháng 7 do lo ngại về lạm phát và lãi suất tăng, một cuộc khảo sát của Conference Board cho thấy. 

Khảo sát cũng chỉ ra người tiêu dùng ít lạc quan hơn về thị trường lao động. 

Giá đã tăng vào đầu phiên nhờ thông tin rằng Nga đang thắt chặt khí đốt đối với châu Âu.

Hôm 25/7, Gazprom cho biết nguồn cung thông qua đường ống Nord Stream 1 đến Đức sẽ giảm xuống chỉ còn 20% công suất. Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, có thể phải sử dụng nguồn khí đốt cho ngành công nghiệp để giữ ấm cho người dân trong những tháng mùa đông. 

Các bộ trưởng năng lượng của Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua đề xuất để tất cả quốc gia thành viên giảm sử dụng khí đốt tự nguyện 15% từ tháng 8/2022 đến tháng 3 năm sau.

Nguồn cung dầu thô, sản phẩm dầu và khí đốt của châu Âu đã bị gián đoạn bởi các lệnh trừng phạt và tranh chấp thanh toán của phương Tây với Nga.

(Theo Reuters)

 

Chia sẻ: