Tham khảo thông tin về nhóm tín hiệu VIP của Invest318

Giá xăng dầu hôm nay 8/8: Giảm trở lại trong phiên đầu tuần

Trên thị trường thế giới, giá dầu thô giảm trong phiên giao dịch sáng nay sau khi lao dốc 8-11% vào tuần trước xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2, vì lo ngại suy thoái khiến nhu cầu nhiên liệu giảm.

Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 0,89% xuống 88,23 USD/thùng vào lúc 7h05 (giờ Việt Nam) ngày 8/8. Giá dầu thô Brent giao tháng 10 cũng giảm 0,6% xuống 94,09 USD/thùng. 

Giá dầu giảm trong phiên giao dịch sáng ngày thứ Hai (8/8) sau khi lao dốc 8-11% vào tuần trước xuống đáy 6 tháng, vì lo ngại suy thoái khiến nhu cầu nhiên liệu giảm. 

Dầu vẫn tăng hôm 5/8 sau khi dữ liệu việc làm của Mỹ được công bố, vì hoạt động bắt đáy gia tăng sau khi giá dầu giảm tổng cộng hơn 6% chỉ trong vòng hai phiên. 

Trước đó, giá dầu WTI chưa bao giờ kết phiên dưới 90 USD kể từ khi Nga tấn công Ukraine, với ​​một loạt các biện pháp trừng phạt được áp dụng đối với hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga khiến một thùng dầu thô của Mỹ lên tới 130 USD vào ngày 7/3. 

Nhưng trong tuần trước, giá dầu WTI đã mất khoảng 8%, sau khi giảm liên tiếp hơn 7% trong tháng 7 và tháng 6.

Giá giảm cũng do đồng USD mạnh hơn sau khi báo cáo việc làm của Mỹ được công bố. Đồng USD mạnh khiến dầu - hàng hoá được định giá bằng đồng bạc xanh - trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua bằng ngoại tệ khác.

Tại thời điểm khảo sát, chỉ số USD Index tăng 0,18% lên 106,623.

Thị trường cũng bị tác động phần nào bởi quyết định tăng nhẹ sản lượng của OPEC+, vì các chuyên gia không quá lạc quan về vấn đề này trong bối cảnh công suất sản xuất của các thành viên trong nhóm bị hạn chế.

Tuần trước, Các nhà xuất khẩu dầu lớn (OPEC) và đồng minh do Nga dẫn đầu, còn gọi là OPEC+, đã thống nhất tăng mục tiêu sản lượng dầu thêm 100.000 thùng/ngày vào tháng 9. Tuy nhiên, đây là một trong những mức tăng nhỏ nhất kể từ khi hạn ngạch như vậy được áp dụng vào năm 1982, dữ liệu của OPEC cho thấy. 

Những lo ngại về nguồn cung dự kiến ​​sẽ gia tăng vào gần mùa đông, với các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) cấm nhập khẩu đường biển đối với các sản phẩm dầu thô và dầu của Nga có hiệu lực vào ngày 5/12, theo Reuters.

Nhà phân tích Michael Tran của RBC cho biết với việc EU ngừng nhập khẩu từ Nga bằng đường biển, một câu hỏi chính được đặt ra là liệu các nhà sản xuất Trung Đông có chuyển hướng xuất khẩu của họ sang châu Âu để lấp đầy khoảng trống hay không.

(Theo Reuters)

Chia sẻ: