Trên thị trường thế giới, giá dầu thô tăng trong phiên giao dịch sáng nay sau khi lao dốc vào phiên trước, với dầu thô Brent giảm xuống dưới 90 USD/thùng, vì lo ngại suy thoái kinh tế gia tăng.
Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 0,13% lên 82,05 USD/thùng vào lúc 6h53 (giờ Việt Nam) ngày 8/9. Giá dầu thô Brent giao tháng 11 cũng tăng 0,26% lên 87,76 USD/thùng.
Giá dầu giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (7/9), giảm xuống mức ghi nhận trước thời điểm Nga tấn công Ukraine, vì dữ liệu kinh tế tại Mỹ làm gia tăng lo ngại về rủi ro suy thoái.
Chốt phiên giao dịch, giá dầu thô Brent giảm 4,83 USD xuống 88 USD/thùng, xuyên thủng mốc 90 USD lần đầu tiên kể từ ngày 8/2. Trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 4,94 USD xuống 81,94 USD, mức thấp nhất kể từ tháng 1.
“Hiện thị trường đang lo ngại về tác động của giá năng lượng tăng mạnhở châu Âu, nhu cầu ở châu Âu chậm lại và lãi suất tăng”, ông Phil Flynn, chuyên gia phân tích tại Price Futures Group, cho hay.
Một vài ngân hàng trung ương thế giới dự kiến sẽ tiếp tục nâng lãi suất để chống lại lạm phát, nhưng các nhà kinh tế cho biết Mỹ có vẻ sẽ chống lại được "những cơn bão" này.
Điều đó đã thúc đẩy đồng USD lên mức cao nhất trong 24 năm so với đồng yên và mức cao nhất trong 37 năm so với đồng bảng Anh. Đồng bạc xanh mạnh hơn gây áp lực lên giá dầu, vì hầu hết các giao dịch dầu trên toàn thế giới được thực hiện bằng đồng USD.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dự kiến sẽ tăng mạnh lãi suất khi nhóm họp vào thứ Năm (8/9). Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nhóm họp sau đó vào ngày 21/9.
Ngân hàng Trung ương Canada đã tăng lãi suất thêm 3/4 điểm phần trăm lên mức cao nhất trong 14 năm hôm 7/9, như dự kiến, và cho biết chính sáchlãi suất sẽ cần phải thắt chặt hơn nữa để chống lại lạm phát đang hoành hành.
Dữ liệu kinh tế không lạc quan của Trung Quốc và chính sách không COVID nghiêm ngặt đã làm gia tăng những lo ngại về nhu cầu. Dữ liệu hải quan cho thấy nhập khẩu dầu thô của nước này trong tháng 8 đã giảm 9,4% so với một năm trước đó.
Giá dầu nhận được một số hỗ trợ từ việc Tổng thống Nga Vladimir Putin dừng xuất khẩu dầu và khí đốt nếu chính sách giá trần được áp dụng, theo Reuters.
Liên minh châu Âu (EU) đề xuất giới hạn khí đốt của Nga chỉ vài giờ sau đó, làm tăng nguy cơ phân bố định lượng ở một số quốc gia giàu nhất thế giới trong mùa đông này. Gazprom của Nga đã ngăn dòng chảy từ đường ống Nord Stream 1, cắt một phần đáng kể nguồn cung cấp cho châu Âu.
(Theo Reuters)
Lịch kinh tế
Tiêu điểm nhận định
1.
2.
Nhận định xu hướng giá vàng 27/11
- 27/11/2024
3.
Nhận định xu hướng giá vàng ngày 26/11
- 26/11/2024
4.
Nhận định xu hướng giá vàng ngày 25/11
- 25/11/2024
5.
Nhận định xu hướng cặp AUDUSD ngày 22/11
- 22/11/2024