Amarpreet Singh, Chuyên gia phân tích năng lượng tại Barclays, cho biết: “Giá dầu vẫn dao động trong phạm vi, bất chấp khả năng gián đoạn lớn trong nguồn cung của Libya và căng thẳng leo thang ở Trung Đông”.
Ông Singh cho biết điều này là do nhu cầu ảm đạm ở Trung Quốc, rủi ro suy thoái kinh tế và một ít dấu hiệu cho thấy OPEC+ sẽ ngừng các kế hoạch nâng sản lượng trong quý 4.
Dầu WTI đã sụt hơn 2% trong ngày 27/08.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/08, hợp đồng dầu WTI lùi 1.01 USD (tương đương 1.34%) xuống 74.52 USD/thùng. Hợp đồng dầu Brent mất 90 xu (tương đương 1.13%) còn 78.65 USD/thùng.
Khoảng 1.2 triệu thùng dầu/ngày đang có nguy cơ mất đi khi các chính phủ đối lập ở Libya đang vướng vào tranh chấp lãnh đạo ngân hàng trung ương của nước này.
Chính quyền miền Đông ở Benghazi đã đe doạ vào ngày 26/08 sẽ đóng cửa mọi hoạt động sản xuất và xuất khẩu, điều này đã gây ra một đợt tăng giá dầu. Tuy nhiên, các hợp đồng dầu thô đã giảm vì vẫn chưa rõ nguồn cung thực sự bị mất ở quốc gia thành viên OPEC này là bao nhiêu.
Reuters đưa tin, một số mỏ dầu đã ngừng sản xuất ở Libya. Tuy nhiên, chính phủ được Liên Hiệp Quốc (UN) công nhận ở Tripoli và tập đoàn dầu khí quốc gia của nước này vẫn chưa xác nhận bất kỳ sự cố ngừng hoạt động nào.
Trong khi đó, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ dầu thô tại Mỹ giảm 800,000 thùng trong tuần kết thúc ngày 23/08/2024, còn dự trữ xăng sụt 2.2 triệu thùng. Lượng xăng cung cấp cho thị trường, một thước đo nhu cầu, đã tăng 115,000 thùng/ngày.
Lịch kinh tế
Tiêu điểm nhận định
1.
2.
Nhận định xu hướng giá vàng ngày 21/11
- 21/11/2024
3.
4.
Nhận định xu hướng giá vàng ngày 19/11
- 19/11/2024