Tham khảo thông tin về nhóm tín hiệu VIP của Invest318

Thu hồi, xử lý tài sản trong vụ Tiktoker Mr Pips Phó Đức Nam lừa đảo

Liên quan đến vụ Tiktoker Mr Pips Phó Đức Nam lừa đảo, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội từng cho biết, đã xin ý kiến cơ quan chức năng thu hồi tài sản của Phó Đức Nam tại nước ngoài và tài sản trong ví điện tử của đối tượng.

Đến ngày 27/12, cơ quan công an đã thu thêm 12 tỷ đồng, 18 nhà chung cư, biệt thự, xác định 500.000 USD trong tài khoản nước ngoài… Tổng trị giá tài sản thu hồi của Phó Đức Nam được xác định là khoảng 5.300 tỷ đồng.

vietstock_s_thu-hoi-xu-ly-tai-san-trong-vu-tiktoker-mr-pips-pho-duc-nam-lua-dao_20250120083044

Tiktoker Mr Pips Phó Đức Nam. Ảnh Công an cung cấp.

Theo Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, quá trình tiến hành các hoạt động tố tụng hình sự đối với tội phạm xâm phạm quyền sở hữu thì việc xác minh tài sản, áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế để tịch thu, trả lại cho người bị hại là một trong những yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật mà các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ phải thực hiện. 

Vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản do Phó Đức Nam và một số đối tượng thực hiện là vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng, số tiền lừa đảo đặc biệt lớn với nhiều người tham gia. 

Sau khi chiếm đoạt tiền của nạn nhân, đối tượng đã thực hiện hành vi rửa tiền để che giấu nguồn gốc tài sản, đồng thời cất giấu, chuyển hóa thành nhiều loại tài sản khác nhau, trong đó có cả tài sản ở trong nước và tài sản ở nước ngoài, có cả tài sản hữu hình và vô hình, thậm chí tồn tại ở dạng tiền ảo mà pháp luật Việt Nam chưa quy định là tài sản. 

Bởi vậy, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ truy xuất dòng tiền, tài sản của đối tượng để thu hồi tài sản do phạm tội mà có và các tài sản mang dấu vết của tội phạm. 

thu-hoi-tai-san-mr-pip

Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường. Ảnh do nhân vật cung cấp.

Theo phân tích của Tiến sĩ Đặng Văn Cường, quá trình điều tra vụ án này, CQĐT sẽ làm rõ phương thức thủ đoạn phạm tội, làm rõ số tiền mà các bị can đã chiếm đoạt của người bị hại, đồng thời sẽ làm rõ dòng tiền được di chuyển như thế nào, đối tượng đã chuyển hóa tài sản, rửa tiền cũng như cất giấu ở đâu. 

Tất cả tài sản do phạm tội mà có, tài sản có liên quan đến tội phạm, thậm chí cả những tài sản phát sinh từ việc thực hiện hành vi phạm tội đều phải được xác định, áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế để thu hồi, xác định là vật chứng của vụ án hình sự để xử lý vật chứng theo quy định của pháp luật. 

Luật sư cho rằng, “tiền ảo” không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Bởi vậy, với các loại “tiền ảo”, mà chưa được pháp luật Việt Nam công nhận là tài sản, nhưng có thể chuyển hóa thành tài sản thì cũng được xác định là các vật chứng, cũng sẽ thu hồi để chuyển hóa thành tài sản, nhằm giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật. 

Đối với các tài sản do phạm tội mà có hoặc có liên quan đến tội phạm mà đang ở nước ngoài, các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ở Việt Nam sẽ liên hệ với nước sở tại để tiến hành xác minh làm rõ nguồn gốc, người đứng tên chủ sở hữu để yêu cầu những người liên quan phải giao nộp hoặc chuyển giao cho cơ quan tố tụng hình sự Việt Nam xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam. 

Việc giải quyết vụ án hình sự mà liên quan đến người nước ngoài, tài sản ở nước ngoài sẽ tuân thủ luật pháp quốc tế, các hiệp ước, hiệp định tương trợ tư pháp và các nguyên tắc trong quan hệ quốc tế để giải quyết. Với các quốc gia chưa có hiệp định tương trợ tư pháp hoặc các hiệp ước quốc tế song phương, đa phương, có thể giải quyết bằng con đường ngoại giao. 

“Những tài sản là bất động sản hoặc những tài sản đặc biệt, không thể thu hồi hoặc do xung đột pháp luật giữa các quốc gia mà chưa có cơ chế pháp lý thì cơ quan tiến hành tố tụng sẽ nêu rõ và kết luận trong kết luận điều tra, cáo trạng”, lời luật sư Đặng Văn Cường.



 

Chia sẻ: