Tham khảo thông tin về nhóm tín hiệu VIP của Invest318

Tỷ giá USD hôm nay 26/8: USD quốc tế chững lại

Đồng USD quốc tế giảm nhẹ nhưng vẫn trên xu hướng tăng trước bài phát biểu của Chủ tịch Fed trong hội nghị chuyên đề Jackson Hole thứ 6 tới.

USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác hiện ở mức 108,52 theo ghi nhận lúc 6h30 (giờ Việt Nam). 

Tỷ giá euro so với USD giảm 0,09% ở mức 0,9967. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD giảm 0,14% ở mức 1,1818. Tỷ giá USD so với yen Nhật tăng 0,13% ở mức 136,68.

Theo Investing, đồng USD đã giảm trở lại dù vẫn ở gần mức cao nhất trong hai thập kỷ trước khi bắt đầu cuộc họp ở Jackson Hole của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) khi các nhà giao dịch đang chờ đợi thêm tín hiệu về chính sách tiền tệ.

Đồng USD đã được thúc đẩy đáng kể từ tuần trước bởi những bình luận “diều hâu” từ một loạt quan chức Fed, báo hiệu rằng ngân hàng trung ương có khả năng tiếp tục tăng lãi suất mạnh mẽ với lạm phát vẫn ở mức cao nhất trong 40 năm.

Điều này khiến cuộc họp thường niên của Fed tại Jackson Hole bắt đầu vào cuối ngày hôm nay sẽ được kỳ vọng tập trung trọng tâm vào bài phát biểu của Chủ tịch Jerome Powell.

Chuyên gia tại FxPro cho biết, các quan chức Fed đã dành vài tuần để nhìn thấy kỳ vọng từ thị trường về việc ngân hàng trung ương sẽ có cách tiếp cận chính sách ngày càng quyết liệt hơn, phủ nhận những vấn đề trong nền kinh tế mà các nhà đầu tư rất lo sợ. Các nhà giao dịch đều đang suy đoán liệu điều này có đồng nghĩa với nguy cơ tăng lãi suất lần thứ ba liên tiếp lên 75 điểm vào tháng 9 hay không.

Trong kịch bản này, chỉ số USD index đang tiến tới mốc 120, ở mức cao nhất của năm 2001 - 2002. Có khả năng là khi tiếp cận mốc này, ngay cả Fed và Kho bạc cũng lo ngại về một đồng bạc xanh quá mạnh.

Ở một diễn biến khác, đồng euro đã tăng trở lại lên trên mức ngang giá sau khi nền kinh tế Đức tăng trưởng trong quý II, đánh bại kỳ vọng không tăng trưởng. Nền kinh tế lớn nhất châu Âu này đã tăng trưởng 0,1% theo quý và 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái, được hỗ trợ bởi chi tiêu của tư nhân và chính phủ bất chấp cuộc khủng hoảng năng lượng.

Các biên bản từ cuộc họp tháng 7 của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) sẽ sớm có hiệu lực và có thể tác động mang tính “diều hâu” hơn do ECB đã nâng lãi suất lên 50 điểm cơ bản vào thời điểm đó.

(Theo Reuters)

Chia sẻ: