Kết thúc phiên giao dịch ngày 07/08, hợp đồng vàng giao ngay tiến 0.4% lên 2,399.38 USD/oz. Hợp đồng vàng tương lai cộng 0.3% lên 2,438.80 USD/oz.
Giá vàng đã giảm 3% vào ngày 05/08, do rơi vào tình trạng bán tháo toàn cầu do lo ngại về suy thoái kinh tế ở Mỹ.
Theo công cụ CME FedWatch, báo cáo việc làm yếu kém vào tuần trước đã khiến nhà đầu tư kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất gần 105 điểm cơ bản từ đây đến cuối năm, với xác suất 100% Fed sẽ hạ lãi suất vào tháng 9.
Vào ngày 06/08, lãnh đao lực lượng Hezbollah đã tuyên bố sẽ có phản ứng “mạnh mẽ và hiệu quả” đối với việc Israel sát hại một chỉ huy quân sự của họ vào tuần trước, bất kể hậu quả ra sao.
Vàng được xem là kênh phòng ngừa những bất ổn kinh tế và địa chính trị, và có xu hướng phát triển mạnh trong môi trường lãi suất thấp.
Bart Melek, Trưởng bộ phận chiến lược hàng hoá tại TD Securities, nhận định: “Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp vào ngày 08/08 là điều mà thị trường sẽ tìm kiếm để xác nhận số liệu kinh tế đang chậm lại, đặc biệt là lĩnh vực việc làm”.
Trong khi đó, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã ngừng mua vàng để dự trữ tháng thứ 3 liên tiếp trong tháng 7,, dữ liệu chính thức cho thấy.
Trung Quốc dẫn đầu về nhu cầu vàng, và nếu họ không mua nhiều, thì điều đó sẽ có tác động lớn hơn đến tổng nhu cầu vàng toàn cầu.
Lịch kinh tế
Tiêu điểm nhận định
1.
2.
Nhận định xu hướng giá vàng ngày 21/11
- 21/11/2024
3.
4.
Nhận định xu hướng giá vàng ngày 19/11
- 19/11/2024