Kết thúc phiên giao dịch ngày 05/03, hợp đồng vàng giao ngay tiến 0.8% lên 2,132 USD/oz, sau khi đạt kỷ lục 2,141.59 USD/oz trước đó.
Hợp đồng vàng tương lai cộng 0.7% lên 2,141.9 USD/oz.
Vàng lần cuối ghi nhận mức cao kỷ lục là vào tháng 12/2023 ở mức 2,135.40 USD/oz.
Bart Melek, Trưởng bộ phận chiến lược hàng hoá tại TD Securities, nhận định: “Lý do lớn nhất ở đây là chúng tôi thấy thị trường ngày càng tin rằng việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất đang đến gần hơn là xa hơn”.
Thị trường phải thuyết phục hơn một chút để vàng tiếp tục leo cao, nhưng cuối cùng trong quý 2, chúng tôi nghĩ rằng giá vàng có thể lên trên 2,300 USD/oz”, ông Melek nói.
Vàng, vốn thường được sử dụng như một kênh lưu trữ giá trị an toàn trong thời kỳ bất ổn chính trị và tài chính, đã tăng hơn 300 USD kể từu khi cuộc chiến Israel – Hamas nổ ra.
Nitesh Shah, Chiến lược gia hàng hoá tại WisdomTree, chia sẻ: “Những rủi ro địa chính trị xuất phát từ Biển Đỏ và một năm có lịch bầu cử dày đặc trên toàn cầu có thể sẽ khiến nhu cầu bắn lẻ vàng tiếp tục tăng mạnh”.
Phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ của Chủ tịch Fed Jerome Powell vào ngày 06/03 và 07/03 sẽ được theo dõi chặt chẽ để biết rõ hơn về lộ trình lãi suất của Mỹ. Dữ liệu kinh tế quan trọng tiếp theo của Mỹ sẽ là báo cáo việc làm tháng 2 công bố vào ngày 08/03.
Nhà đầu tư hiên dự báo xác suất 70% Fed sẽ bắt đầu hạ lãi suất vào tháng 6, theo công cụ CME FedWatch.
Vàng chịu áp lực khi lãi suất cao nhằm kiềm chế lạm phát làm tăng lợi nhuận từ các tài sản cạnh tranh như trái phiếu và thúc đẩy đồng USD, làm kim loại quý trở nên đắt đỏ hơn đối với những người mua nước ngoài.
Lịch kinh tế
Tiêu điểm nhận định
1.
2.
Nhận định xu hướng cặp AUDUSD ngày 22/11
- 22/11/2024
3.
Nhận định xu hướng giá vàng ngày 21/11
- 21/11/2024
4.
5.
Nhận định xu hướng giá vàng ngày 19/11
- 19/11/2024