Giá vàng tiếp tục tăng vào ngày thứ Ba (04/4) và vượt mức quan trọng 2,000 USD/oz do đồng USD và lợi suất suy yếu, trong khi dữ liệu kinh tế yếu kém của Mỹ giúp khuyến khích dự báo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nâng lãi suất chậm hơn mặc dù có những lo ngại về lạm phát do dầu mỏ.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, hợp đồng vàng giao ngay tiến 1.8% lên 2,020.04 USD/oz, sau khi chạm mức cao nhất kể từ ngày 09/3/2022 là 2,024.79 USD/oz vào đầu phiên. Hợp đồng vàng tương lai cộng 1.9% lên 2,038.30 USD/oz.
David Meger, Giám đốc giao dịch kim loại tại High Ridge Futures, nhận định: “Chúng ta đang ở trong bối cảnh rất tích cực đối với vàng, khi dữ liệu kinh tế chậm lại cùng với áp lực lạm phát vẫn cao”.
Thúc đẩy sức hấp dẫn của vàng, đặc biệt đối với các nhà đầu tư nắm giữ những đồng tiền khác, đồng USD đã nối dài đà suy giảm sau khi dữ liệu cho thấy cơ hội việc làm của Mỹ trong tháng 2 giảm xuống mức thấp nhất trong gần 2 năm, còn số đơn đặt hàng nhà máy cũng giảm.
Giá dầu tăng vọt trong tuần này sau khi OPEC+ bất ngờ cắt giảm sản lượng đã giúp kim loại quý, vốn thường được xem là kênh phòng ngừa lạm phát ưa thích, rũ bỏ áp lực thông thường từ khả năng nâng lãi suất có thể được thực hiện để kiềm chế lạm phát.
Alexander Zumpfe, Một đại lý kim loại quý tại Heraeus, chia sẻ: “Từ góc độ kỹ thuật, giá vàng có thể sẽ duy trì mạnh mẽ và ổn định ở mức hiện tại hoặc thậm chí cao hơn. Mốc 2,050 USD/oz có thể đóng vai trò là mức kháng cự quan trọng, và nếu bị phá vỡ, giá vàng có thể nhanh chóng tăng vọt lên mức cao nhất mọi thời đại”.
Thị trường hiện nhận thấy khả năng 40% Fed sẽ nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng 5, còn 60% khả năng còn lại là tạm dừng nâng lãi suất.
Lịch kinh tế
Tiêu điểm nhận định
1.
2.
Nhận định xu hướng giá vàng ngày 25/11
- 25/11/2024
3.
Nhận định xu hướng cặp AUDUSD ngày 22/11
- 22/11/2024
4.
Nhận định xu hướng giá vàng ngày 21/11
- 21/11/2024