Kết thúc phiên giao dịch ngày 04/02, hợp đồng vàng giao ngay tiến 1.1% lên 2,843.06 USD/oz, sau khi đạt mức cao kỷ lục là 2,845.14 USD/oz vào đầu phiên.
Hợp đồng vàng tương lai cộng 0.6% lên 2,873.7 USD/oz.
Đồng USD lùi 0.5%, làm vàng trở nên ít đắt đỏ hơn đối với người nắm giữ những đồng tiền khác.
Trung Quốc đã áp thuế đối với hàng nhập khẩu từ Mỹ, phản ứng nhanh chóng với các mức thuế quan mới của Mỹ, làm leo thang cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới ngay cả khi ông Trump đề nghị hoãn áp thuế đối với Mexico và Canada.
Ba quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã cảnh báo vào ngày 03/02 rằng các kế hoạch thuế quan thương mại của chính quyền ông Trump đi kèm với rủi ro lạm phát, trong đó, một người cho rằng sự không chắc chắn về triển vọng lạm phát đòi hỏi phải hạ lãi suất chậm hơn so với bình thường.
Dữ liệu cho thấy số vị trí tuyển dụng tại Mỹ trong tháng 12/2024 giảm xuống còn 7.6 triệu vị trí, thấp hơn so với dự báo 8 triệu vị trí, cho thấy khả năng nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại.
Vàng theo truyền thống được xem là một kênh phòng ngừa cả lạm phát và bất ổn địa chính trị, tuy nhiên, lãi suất cao hơn làm giảm sức hấp dẫn của kim loại không đem lại lợi suất.
Chuyên gia phân tích tại Kitco Metals nhận định: “Xét đến bản chất gây rối loạn của chính quyền Mỹ hiện tại đang tạo ra sự bất ổn trên thị trường, cùng với việc các ngân hàng trung ương có thể tăng mua vàng để đa dạng hóa khỏi việc nắm giữ đồng USD, giá vàng có thể đạt 3,000 USD/oz trong năm nay”.
Tiêu điểm nhận định
1.
2.
3.
Nhận định xu hướng giá vàng ngày 20/01
- 20/01/2025
4.
Nhận định xu hướng giá vàng ngày 16/01
- 16/01/2025
5.
Nhận định xu hướng giá vàng ngày 14/01
- 14/01/2025