1. Sử dụng đường trung bình động để xác định xu hướng
Cách thường dùng nhất đối với MA là giúp bạn xem xu hướng. Để làm việc này, bạn chỉ cần mở 1 đường MA lên biểu đồ, khi giá nằm trên MA thì đó là dấu hiệu xu hướng tăng và ngược lại.
Vấn đề ở đây là chính là điều này quá đơn giản
Hãy xem ví dụ bên dưới với USDJPY đang trong xu hướng xuống nhưng có một thông tin được công bố ra đã làm cho giá tăng mạnh lên
Bạn thấy rằng giá đã nằm trên đường trung bình và bắt đầu nghĩ “có vẻ như giá đã đổi hướng và đây có thể là thời điểm mua vào” và bạn đã làm điều này
Kết quả là bạn đã nhận được một tín hiệu sai. Phản ứng bên trên chỉ là tác động do thông tin mà thôi, xu hướng xuống vẫn tiếp diễn và giá vẫn đi xuống đều
Điều mà nhiều người giao dịch đã làm và bạn cũng nên làm đó là nên sử dụng nhiều đường MA trên biểu đồ thay vì chỉ có 1. Chúng sẽ cho chúng ta một tín hiệu rõ ràng hơn là liệu giá sẽ tăng hay giảm dựa trên MA.
Bạn hãy nghe giải thích rõ hơn
Trong xu hướng tăng, đường MA “nhanh” sẽ nằm trên đường MA “chậm”, đối với xu hướng xuống thì ngược lại. Ví dụ, cho là chúng ta có 2 MA: MA 10 và MA 20. Hãy quan sát biểu đồ bên dưới với cặp tiền USDJPY trên khung thời gian ngày
Trong xu hướng lên, đường SMA 10 nằm trên đường SMA 20. Như bạn đã thấy, bạn có thể dùng
MA để giúp cho việc xem xét xu hướng tăng hay giảm. Kết hợp chúng với kiến thức của bạn về đường xu hướng, bạn sẽ có những quyết định tốt hơn về việc nên đặt lệnh mua hay bán.
Bạn cũng có thể đặt nhiều hơn 2 đường MA trên biểu đồ nhưng cứ hãy ghi nhớ rằng “xu hướng lên thì MA nhanh nằm trên MA chậm, ngược lại, xu hướng xuống thì MA nhanh nằm dưới MA chậm” thì MA sẽ giúp bạn thấy được xu hướng
2. Giao dịch với giao cắt của các đường trung bình
Bài trước chúng ta đã biết về việc xác định xu hướng bằng các đường MA thì bài này sẽ giúp chúng ta xác định liệu 1 xu hướng có sắp kết thúc và đảo chiều hay không
Cách làm là sẽ đặt nhiều đường MA lên biểu đồ và đợi giao cắt của chúng. Nếu MA cắt này cắt MA kia thì nó có thể là tín hiệu cho thấy xu hướng thay đổi, qua đó cho bạn một cơ hội vào lệnh tốt.
Hãy xem ví dụ trên biểu đồ ngày của USDJPY nhằm giải thích việc giao dịch với giao cắt của MA
Từ khoảng tháng 4 đến tháng 7, cặp tiền này ở trong một xu hướng lên tốt. Nó đạt đỉnh ở tầm vùng giá 124.00 trước khi từ từ đi xuống. Vào khoảng giữa tháng 7, chúng ta thấy SMA 10 cắt xuống SMA 20.
Và điều gì xảy ra tiếp theo? Đó là một xu hướng giảm đẹp
Nếu bạn đã đặt lệnh bán ở vùng cắt nhau của đường MA thì bạn đã kiếm được nhiều lợi nhuận rồi
Tất nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng kiếm được 1000 điểm (pips) lời, 100 điểm lời hay thậm chí là 10 điểm lời, có trường hợp chúng ta sẽ thua lỗ, có nghĩa là chúng ta cần phải đặt chốt lời, dừng lỗ trước khi vào lệnh. Chúng ta không thể vào lệnh mà không có một kế hoạch giao dịch rõ ràng
Một số người giao dịch thường đóng lệnh khi giao cắt MA ngược hướng với hướng lệnh của họ hoặc khi giá đi ngược hướng một số điểm nhất định
Một điểm cần chú ý khi giao dịch bằng giao cắt của MA là phương pháp này thường làm việc tốt trong giai đoạn giá đi có xu hướng hoặc giao động mạnh, nhưng lại không tốt trong giai đoạn giá đi ngang. Đối với giai đoạn đi ngang, giá sẽ thường xuyên cắt lên cắt xuống và bạn sẽ gặp dừng lỗ rất nhiều
3. Hỗ trợ và kháng cự động
Một cách khác để sử dụng MA xem nó như những hỗ trợ và kháng cự động. Chúng ta gọi nó là “động” vì khác với kháng cự truyền thống là những đường nằm ngang. MA thay đổi dựa vào biến động của giá nên được xem là “động”
Có rất nhiều người giao dịch sử dụng MA như những kháng cự hay hỗ trợ quan trọng. Nhiều người sẽ đặt lệnh mua khi giá giảm và chạm vào hỗ trợ của MA, ngược lại, đặt lệnh bán khi giá tăng và chạm kháng cự tạo bởi MA
Hãy xem ví dụ trên biểu đồ 15 phút của cặp tiền GBPUSD với EMA 50. Đường EMA này đã đóng vai trò hỗ trợ và kháng cự động
Nhìn có vẻ EMA đã làm rất tốt. Mỗi khi giá chạm vào EMA 50 thì đường EMA lại đóng vai trò kháng cự đẩy giá giảm trở lại.
Một điều bạn cần chú ý là MA cũng như hỗ trợ và kháng cự bình thường mà thôi, có nghĩa là giá không chạm vào và bật ra một cách hoàn hảo mà đôi khi giá có thể vượt qua một chút trước khi quay ngược trở lại và đi đúng hướng
Để giải quyết vấn đề này, nhiều người giao dịch đã sử dụng 2 đường MA và chỉ mua hoặc bán khi giá rơi vào khoảng giữa của 2 đường MA. Khoảng giữa này được gọi là “khu vực”
Xem ví dụ trên biểu đồ 15 phút của GBPUSD dưới đây với SMA 10 và SMA 20
Từ biểu đồ phía trên, bạn có thể thấy giá vượt một chút qua SMA 10 nhưng rồi giảm trở lại Vùng ở giữa các đường MA có thể được xem như vùng kháng cự hoặc hỗ trợ
Phá vỡ hỗ trợ và kháng cự động
Bây giờ thì bạn đã biết rằng các đường MA có thể đóng vai trò hỗ trợ và kháng cự. Kết hợp 2 đường mA, bạn có thể có 1 khu vực hỗ trợ, kháng cự động. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng chúng có thể bị phá vỡ, cũng giống như việc phá vỡ hỗ trợ và kháng cự mà thôi
Hãy xem ví dụ về EMA 50 trên biểu đồ GBPUSD 15 phút
Trong biểu đồ phía trên, chúng ta thấy EMA 50 đóng vai trò là kháng cự mạnh trong chốt lát khi mà GBPUSD liên tục chạm vào và bật xuống. Tuy nhiên, giá đã phá vỡ EMA và tăng mạnh lên, sau đó lại quay lại chạm vào EMA 50. Lúc này, EMA 50 trở lại đóng vai trò hỗ trợ giá
Nhìn chung, chúng ta kết luận rằng MA có thể đóng vai trò là hỗ trợ hoặc kháng cự.
Một điểm cần chú ý khi dùng MA là chúng thường xuyên thay đổi, có nghĩa là chúng ta chỉ cần mở nó ra trên biểu đồ và không cần phải nhìn lại quá khứ của giá để tìm các mức hỗ trợ và kháng cự phía trước
Vấn đề khó của bạn là phải tìm ra MA nào phù hợp với mình.
4. Tổng kết về đường trung bình động
Có nhiều loại đường trung bình động (moving average – MA). Hai loại phổ biến nhất là Trung bình động giản đơn – Simple Moving Average (SMA) – và Trung bình động hàm mũ – Exponential Moving Average (EMA).
• SMA là loại MA đơn giản nhất và nó dễ bị tác động bởi những đợt biến động giá bất thường
• EMA là loại MA đặt nhiều trọng tâm vào những biến động giá gần hiện tại, tức là nó chú tâm vào những biến động hiện đang diễn ra nhiều hơn
• Điều quan trọng hơn là cần phải biết người giao dịch đang làm gì hơn là chú ý vào việc họ đã làm tuần trước hay tháng trước
• SMA thì mềm mại hơn EMA
• MA dài kỳ thì mềm mại hơn MA ngắn kỳ
• Dùng EMA có thể giúp phát hiện xu hướng sớm hơn, nhưng cũng bị sai nhiều hơn
• Đường MA mềm hơn thì phản ứng chậm với giá hơn nhưng nó có thể giúp tránh những đợt biến động bất thường của giá và tín hiệu sai. Tuy nhiên, vì phản ứng chậm của MA nên nó có thể khiến bạn mất đi một số cơ hội vào lệnh tốt.
• Có thể dùng MA để xác định xu hướng, điểm vào lệnh, điểm xu hướng kết thúc
• MA có thể sử dụng như hỗ trợ và kháng cự động
• Một cách sử dụng MA tốt là việc dùng nhiều MA khác nhau trên cùng 1 biểu đồ để có thể thấy được những biến động trong ngắn hạn cũng như dài hạn
Cần ghi nhớ rằng việc dùng MA thì rất dễ, quan trọng là tìm ra MA nào phù hợp với mình mà thôi. Chính vì vậy, bạn cần phải thử nhiều MA khác nhau và chọn lựa MA mà mình cảm thấy ưng ý. Nhiều bạn sử dụng MA để tìm xu hướng, trong khi một số bạn khác lại dùng MA như là hỗ trợ và kháng cự. Chọn phương pháp nào cũng được nhưng hãy nhớ việc thử MA cho hợp với kế hoạch giao dịch.
HẾT
Tham gia cộng đồng IC&T GROUP nhận tín hiệu đọc phân tích hàng ngày tại ĐÂY
Tags:
Lịch kinh tế
Tiêu điểm nhận định
1.
3.
Nhận định xu hướng giá vàng ngày 11/10
- 11/10/2024
4.
Nhận định xu hướng vàng ngày 10/10
- 10/10/2024
5.
Nhận định xu hướng vàng ngày 09/10
- 09/10/2024