1. Scalping là gì?
Scalping hay lướt sóng là hình thức giao dịch forex được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn tính từ lúc mở lệnh tới lúc đóng lệnh để tìm kiếm 1 khoản lợi nhuận. So với các hình thức giao dịch khác thì scalping là hành động được lặp lại liên tục trong ngày, lệnh không bao giờ được giữ qua đêm, bởi trader thường không kỳ vọng quá cao vào số pip mới đóng lệnh! Chính vì thế ngay cả khi thị trường sideway các scalper vẫn thu lợi nhuận, bởi chỉ 1 biến động nhỏ của 1 con sóng chạy 3 pip -10 pip là đủ để họ thực hiện 1 cú lướt sóng kiếm lời.
2. Tại sao Scalping lại được nhiều trader yêu thích?
Như đã nói ở trên scalping không cần giữ trong thời gian quá lâu, và không cần kỳ vọng cao vào số pip đạt được. Điều đó thực sự giúp trader nhẹ đầu, bớt đau tim hơn so với cách đánh daily trade hay swing trade.
Scalping thích hợp với số vốn đầu tư nhỏ và vừa. Không yêu cầu khắt khe về phân tích kỹ thuật và điểm vào lệnh. Thời gian giao dịch linh hoạt, có thể mở đóng lệnh nhiều thời điểm trong ngày.
Một lý do nữa lý giải tại sao nhiều trader lại chọn scalping. Vì hình thức daily trade hay swing trade thích hợp với số vốn đầu tư lớn hơn, do thường phải có 1 lượng ký quỹ đủ lớn để chịu được biến động giá trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày.
3. Các ưu điểm khi giao dịch theo phương pháp scalping
Hệ thống giao dịch đơn giản không quá phức tạp
Scalping thực sự là một chiến lược mà bất cứ ai cũng có thể hiểu dù là các nhà giao dịch mới bước chân vào thị trường forex nên chúng đòi hỏi không cần phải có quá nhiều kiến thức về thị trường tài chính nói chung và forex nói riêng.
Mức độ rủi ro thấp
Vì scalping chủ yếu thực hiện tài các khung thời gian ngắn như m30 hay m15 trở xuống và không bao giờ để lệnh qua đêm, thường được đóng trong ngày, nên hạn chế được các tình thế nguy hiểm như lệnh đảo chiều do chịu sự tác động từ các yếu tố khách quan bên ngoài như cặp tiền tệ ảnh hưởng bởi tin lãi suất, phát biểu của 1 quan chức cấp cao nào đó như chủ tịch Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ FED chẳng hạn, có thể tác động tới cặp tiền tệ.
Nâng cao tỷ lệ thắng
Phương thức có thể mở nhiều lệnh trong ngày, ngay cả khi thị trường sideway không có xu hướng, bạn vẫn kiếm được tiền bằng cách lướt những song ngắn.
Một lưu ý là scalping hoàn toàn có thể sử dụng cho thị trường có xu hướng lên hoặc xuống. Với mỗi giai đoạn thị trường sẽ có cách scalp khác nhau. Những cách này mình sẽ chia sẻ dần ở những bài sau.
Điều trader cần làm là xác định khi nào thị trường có xu hướng hay không. Bài viết sau mình sẽ chia sẻ kỹ hơn về các giai đoạn thị trường và cách xác định khi nào thị trường có xu hướng nhé.
Sử dụng đòn bẩy cao
Nhà giao dịch có thể sử dụng đòn bẩy cao khi giao dịch scalping để mở các vị thế lớn và kiếm được lợi nhuận hấp dẫn cho giao dịch. Cần lưu ý, dù có sử dụng đòn bẩy như thế nào bạn cũng nên quản lý vốn phù hợp đề phòng rủi ro xảy ra.
Mình không khuyến khích các nhà giao dịch mới vào thị trường sử dụng đòn bẩy cao khi chưa thực sự có kinh nghiệm. Bởi lẽ việc sử dụng nó có thể là con dao hai lưỡi mang lại rủi ro cho tài khoản của bạn.
Tất nhiên hình thức này sẽ không thể phù hợp với tất cả mọi người. Scalper cần có phản xạ nhanh chóng để đưa ra quyết định kịp thời. Đôi khi khá căng thẳng vì phải nhìn liên tục vào bảng giá. Bạn đã bao giờ nghĩ đến việc sau khi vào lệnh giá đảo chiều chạy ngược chưa? Nếu chưa thì bạn cần có phương án dự tính trước và cần ra quyết định nhanh chóng để hạn chế thua lỗ nhất có thể.
4. Các phương pháp scalping cơ bản
Sử dụng các đường trung bình giản đơn (Moving Average hay MA)
Như có nói trước đó 1 trader giao dịch theo trường phái lướt sóng sẽ chủ yếu dựa vào phân tích kỹ thuật để tìm điểm vào lệnh và thoát lệnh. Và một trong những chỉ báo hữu hiệu nhất phục vụ cho chiến lược này chính là các đường trung bình động hàm mũ (EMA). Scalpers dựa vào chúng để xác định xu hướng và tìm điểm vào lệnh. Dưới đây là ví dụ về đường EMA 200 màu xanh cho cặp tiền tệ AUD USD. Cách giao dịch đơn giản nhất đối với EMA 200 là đánh ngược lại khi giá chạm EMA. Để viết về cách sử dụng các đường EMA sẽ cần một bài riêng, từ đơn giản đến phức tạp.
Chỉ báo RSI
Chỉ báo RSI dùng để đo lường thay đổi giá gần đây trong các điều kiện quá mua hoặc quá bán trong đó nếu RSI trên 70, báo hiệu cặp tiền tệ đang ở mức quá mua, và khi giá dưới 30 báo hiệu cặp tiền tệ đang ở mức quá bán. Chỉ số RSI được biểu thị bằng đường màu tím bên dưới chân nến. Cách giao dịch đơn giản nhất là sell khi giá lần đầu tiên lên chạm vùng 70, buy khi giá lần đầu tiên xuống chạm vùng 30. Hẹn các bạn ở bài viết sau mình sẽ viết kỹ hơn về các cách giao dịch với RSI.
Lịch kinh tế
Tiêu điểm nhận định
1.
2.
Nhận định xu hướng giá vàng ngày 21/11
- 21/11/2024
3.
4.
Nhận định xu hướng giá vàng ngày 19/11
- 19/11/2024